Khó thích nghi với sự thay đổi dễ sinh bệnh
Kết hôn khi còn quá trẻ thiếu kinh nghiệm lẫn vốn sống khiến cho không ít cô gái trẻ phải nhập viện để điều trị bệnh tâm thần do mắc phải hội rối loạn sự thích ứng chứng.
Chị N.T.H (24 tuổi, Hà Nội) được chồng và nhà chồng rất yêu chiều. Mẹ chồng chị H cũng là một người tâm lý không gây khó dễ cho con dâu. Cuộc sống gia đình của chị H được cho là khá tốt đẹp. Tuy nhiên, sau gần một năm chung sống với gia đình chồng chị H đã phải nhập viện. Chồng chị H chia sẻ với bác sĩ lúc đầu thấy vợ hay buồn phiền anh chỉ nghĩ do áp lực công việc.
Được biết, chị H là một người khá cầu toàn. Cũng vì vậy chị luôn sợ cách cư xử của mình có hài lòng gia đình chồng không. Chị cũng thường xuyên hỏi chồng xem chị đã làm tốt công việc của mình chưa. Do quá cầu toàn nên chị H nhiều lúc tự gây áp lực cho chính mình. Chị H tự cảm thấy mình khó có thể đương đầu với mọi việc. Diễn biến bệnh của chị H ngày càng nặng khi chị xuất hiện những dấu mất ngủ, đau đầu, đau bụng, hồi hộp quá mức. Bệnh nhân H có những dấu hiệu chán nản, bất lực, lo lắng không ngừng.
Quá cầu toàn, tự tạo áp lực chuyện làm dâu khiến cho không ít người mắc phải Hội chứng rối loại sự thích ứng.
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, bệnh nhân H là một trong những trường hợp điển hình mắc chứng rối loạn sự thích ứng. Đây là một dạng bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh gây ra do xảy ra những thay đổi trong đời sống, môi trường sống mới (lập gia đình), ly hôn, có con đầu lòng, thất nghiệp... Trong thực tế các bạn sinh viên mới xa nhà thoát khỏi cuộc sống bao bọc của cha mẹ cũng rất dễ bị mắc hội rối loạn sự thích ứng.
Nguy hiểm khi để bệnh kéo dài
Khi bệnh nhân mắc phải triệu chứng loạn sự thích ứng thường có những triệu chứng như: quá đau khổ tới một sự kiện mới xảy ra, hoặc luôn bận tâm tới sự kiện đó. Các triệu chứng bao gồm: lo âu, lo lắng, cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc. Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy mình bị rơi vào hoàn cảnh bi đát và có những phản ứng bùng nổ.
Theo PGS.TS.BS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Học viện Quân y 103 chứng rối loạn sự thích ứng ở đối tượng thanh thiếu niên sẽ kèm thêm những hành vi chống đối: đánh nhau, chốn học, phá phách. Còn đối với trẻ nhỏ sẽ biểu biểu bằng hành động mút ngón tay liên tục, nói lắp, ị đùn, đái dầm liên tục…
Hội chứng rối loạn sự thích ứng thường không kéo dài nó chỉ xảy ra trong vòng 1 tháng. Bệnh nhân có thể tự khỏi khi thích nghi được với môi trường sống mới và không bị stress. Nhưng nếu bệnh kéo dài có thể kiến người bệnh rơi vào trầm cảm có ý nghĩ không muốn sống rất nguy hiểm.
“Bất cứ ai cũng là đối tượng của chứng rối loạn sự thích ứng. Hội chứng dễ gặp ở những người dễ bị tổn thương đặc biệt khi có thêm tác nhân căng thẳng tác động”, BS Cao Tiến Đức chia sẻ.
Giảm bớt chứng rối loạn sự thích ứng cho bệnh nhân bằng cách:
- Tạo điều kiện cho bệnh nhân thời gian ngắn để nghỉ ngơi để giảm bớt sự căng thẳng.
- Giúp cho người bệnh trở lại các hoạt động thường ngày của mình trong vài tuần.
- Cùng tháo gỡ stress cho bệnh nhân.
Ngọc Minh
VietBao.vn
Đăng nhận xét