Sự phát minh ra thuốc kháng sinh đã làm thay đổi công cuộc phát triển của y học hiện đại, giúp cho các bác sĩ có khả năng điều trị được những bệnh nhiễm khuẩn mà trước đó nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên thuốc kháng sinh ngày càng mất đi hiệu nghiệm của nó do hiện tượng kháng thuốc kháng sinh. Hiện tượng này đang gây nguy hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả cộng đồng.

Theo đó, khi sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách, dùng thuốc sai liều, dùng thuốc không đủ thời gian…, thuốc kháng sinh sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí không thể chữa được các vết thương nhiễm trùng và các bệnh nhiễm khuẩn. Từ đó kéo dài quá trình điều trị của người bệnh, tăng số lượng và chi phí điều trị, cuối cùng tăng nguy cơ tử vong. Ngoài nguyên nhân là tình trạng sử dụng quá mức và không hợp lý thuốc kháng sinh ở tất cả các cấp trong hệ thống chăm sóc y tế cũng như người dân nói chung. Tình trạng kháng kháng sinh cũng có thể xảy ra bởi chính thực phẩm mà con người tiêu thụ hàng ngày.

Trong chăn nuôi nông nghiệp, người dân thường cho lợn, gà ăn cám trộn kháng sinh để phòng bệnh nhưng không có sự kiểm soát liều lượng. Khi kháng sinh dùng cho động vật không đúng cách sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra, khi thịt động vật đến tay người tiêu dùng chưa đủ thời gian để làm tiêu tan lượng kháng sinh có trong thịt thì chính cơ thể người ăn sẽ hấp thụ lượng kháng sinh này.

Cẩn trọng tình trạng kháng thuốc kháng sinh do ăn uống - Ảnh 1.

Cần tăng cường việc quản lý sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi để hán chế tình trạng kháng kháng sinh

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, khi cơ thể con người hấp thụ thực phẩm chứa kháng sinh trong một thời gian dài sẽ khiến các loại virus, vi khuẩn trong cơ thể có khả năng kháng thuốc. Khi con người mắc bệnh sẽ khó cứu chữa, sẽ phải sử dụng những loại kháng sinh nặng hơn để chữa trị, gây tốn kém cho người bệnh. Nếu nghiêm trọng, con người còn có khả năng lâm vào tình trạng mắc bệnh "không thuốc chữa" vì cơ thể đã kháng lại kháng sinh khi virus đã "nhờn" thuốc.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng khuẩn là điều cần thiết và quan trọng để điều trị bệnh vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi không kiểm soát sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây nên tình trạng kháng kháng sinh cho chính con người thông qua chuỗi thức ăn. Thực tế, nhiều người chủ nuôi lợn gà không đợi vật nuôi đủ thời gian đào thải kháng sinh ra khỏi cơ thể đã xuất chuồng, làm thịt, điều này đã khiến lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm rất lớn. Khi con người ăn vào liên tục trong thời gian dài dần dần tạo nên tình trạng kháng kháng sinh trong cơ thể.

Theo ông Nguyễn Đình Đảng – Cục phó Chi cục Thú y Hà Nội: "Việc lạm dụng hoặc sử dụng sai thuốc kháng sinh, hay việc sử dụng chúng trong quá trình chăn nuôi khi không thực sự cần thiết có thể khiến thuốc trị bệnh trở nên kém hiệu quả hoặc thậm chí không có hiệu quả. Từ đó dẫn đến việc tăng tỉ lệ bệnh, tỷ lệ tử vong và giảm chất lượng thực phẩm, thậm chí là dư thừa lượng kháng sinh trong các loại thực phẩm. Trong công tác quản lý, chúng tôi luôn quan tâm đến việc liệu thực phẩm từ động vật chăn nuôi liệu đã đủ thời gian đào thải hết kháng sinh để xuất chuồng hay chưa".

Hiện nay, để góp phần giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh, các hộ chăn nuôi cần thực hành vệ sinh tốt trong nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, chế biến và phân phối. Chỉ sử dụng kháng sinh cho vật nuôi khi cần thiết và có sự hỗ trợ, giám sát của cán bộ thú y, không sử dụng các loại kháng sinh cấm, góp phần giảm thiểu việc lan truyền kháng kháng sinh thông qua chuỗi thức ăn cho con người.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.